Tổng hợp các loại mít ngon nhất trên thị trường Việt Nam

Mít chắc hẳn là loại trái cây quen thuộc đối với người dân Việt Nam ta. Tuy nhiên, bạn có biết top các loại mít ngon nhất Việt Nam là loại nào không? Nếu chưa thì hãy để chúng tôi giới thiệu ngay trong bài viết này nhé

Mít tố nữ là loại mít phổ biến nhất tại Việt Nam. Cây mít tố nữ là cây thân gỗ được trồng phổ biến tại các quốc gia nhiệt đới như Thái Lan, Việt Nam,… Cây mít tố nữ có chiều cao tương đối thấp tầm 10m. Trái mít tố nữ mọc ra ở phần thân cây và thường sau từ 3 – 5 năm trồng thì cây mới cho ra quả.

Mít tố nữ Việt Nam có chùm múi to, đều

Mít tố nữ có dáng hình oval giống hình trứng. Kích thước phổ biến của quả mít tố nữ thường có độ dài khoảng 30cm – 50 cm và chiều rộng khoảng 17 cm – 20 cm. So với các loại mít khác thì mít tố nữ có trọng lượng nhỏ hơn, một trái mít tố nữ thường nặng khoảng 1 – 3kg. Bên trong của mít tố nữ thường có các múi mọc thành chùm và mỗi trái thường có tầm 20 – 30 múi.

Dấu hiệu mít tố nữ chin chính là mùi thơm nồng, vỏ mít mềm. Mít tố nữ có độ ướt và không giòn như các loại mít khác. Mùi mít tố nữ khá giống với mùi sầu riêng. Múi mít dày cùi, ngọt lịm, thơm lừng khiến cho nhiều người đặc biệt ưa thích mít tố nữ Việt Nam

Tìm Hiểu: hạt mít có tác dụng gì

Mít Thái

Mít Thái là giống mít có nguồn gốc từ Thái Lan và được nhiều người ưa chuộng vì khác hoàn toàn so với mít tố nữ thì mít Thái có độ giòn và độ ngọt vừa phải. Mít Thái dễ sinh trưởng và được nhân giống rộng rãi tại Việt Nam. Đặc điểm của mít Thái thường có trái to tròn gấp 3 – 4 lần so với mít tố nữ nhưng lại có năng suất cao chỉ từ 90 – 120 ngày là có thể thu hoạch.

Mít Thái có độ giòn và ngọt vừa phải

Về hương vị thì mít Thái cũng có mùi thơm đặc trưng nhưng không thơm nồng như mít tố nữ. Múi mít Thái được liên kế với nhau bởi 1 lớp xơ mít và cùi mít khá dày. Chính vì thế khi ăn mít Thái thường phải lột xơ mít. Múi mít thái có độ giòn và ngọt thanh với mùi thơm thoang thoảng.

Không chỉ ăn tươi, mít Thái còn là nguyên liệu được sử dụng phổ biến trong công nghiệp chế biến như mít sấy khô, kẹo mít,…

Mít không hạt

Mít không hạt có nguồn gốc từ Myanmar và được chú Út Mẫn là nông dân ở Ba Láng, Cần Thơ trồng và nhân giống. Ngoài tên mít không hạt thì còn hay được gọi là mít Ba Láng. Khác với các loại mít thông thường bên trong các múi của quả mít sẽ không có hạt và khi xẻ thì mít này cũng không có mủ.

Mít không hạt có vỏ mỏng và trái to có thể lên đến 20kg/trái. Bên ngoài phần vỏ có màu xanh nhạt và chuyển sang màu xanh sậm hơn khi chin. Gai của mít không gai thường mờ và có đường chỉ xung quanh màu vàng sậm.

Mít không hạt có múi dày, giòn, xơ mỏng và không có hạt

Mít không hạt có kết cấu múi mít giống như mít Thái chỉ không có hạt bên trong. Múi và xơ mít có màu vàng, khi sử dụng có thể ăn cả xơ mít. Cùi mít không hạt nhỏ và ít xơ mít. Vì không có hạt nên mật độ múi mít trong quả mít khá dày. Chính vì thế dù trọng lượng của trái lớn nhưng những phần thịt có thể ăn lên đến 90%. Và cũng vì thế giá mít không hạt thường cao hơn hẳn các loại mít khác. Có lúc loại mít này có giá tại vườn lên đến 60.000đ/kg

Tìm Hiểu Thêm: tác dụng của mít

Mít ruột đỏ

Như tên gọi của mình, mít ruột đỏ là một loại mít đặc biệt bên trong các múi mít có màu đỏ gạch như màu đu đủ bắt mắt. Đây cũng là một giống mít cùng họ với mít Thái. Ngoài đặt điểm về phần màu sắc của múi mít thì mít ruột đỏ cũng có vị đặc biệt vì ngoài vị ngọt thì mít này còn có vị chua nhẹ. Mít ruột đỏ cũng có nguồn gốc từ Thái Lan. Sau khi hái trái mít ruột đỏ chín cây nếu bạn để thêm 3-5 ngày thì lúc này mít càng ngọt và mềm hơn. Đặc biệt lúc này, mùi thơm của mít cũng thay đổi và có mùi giống như mùi dầu chuối.

Mít ruột đỏ Thái Lan

Mít Nghệ

Một loại mít có tên gọi đặc biệt khác với các giống mít Thái, mít tố nữ phổ biến tại Việt Nam đó là mít nghệ. Loại mít này có nguồn gốc từ Ấn độ và trong nhiều năm gần đây, mít nghệ đã được trồng rộng rãi để đáp ứng nhu cầu sử dụng.

Mít nghệ cũng thuộc loại thân gỗ, họ dâu tằm với chiều cao tối đa có thể lên đến 20m. Cây mít nghệ có nhiều nhánh lá lớn tỏa đều cùng với đó là hình dáng lá kiểu trái xoan, phiến dày và có nhiều nhựa trắng.

Mít nghệ có màu vàng cam giòn, ngọt

Quả mít nghệ có kích thước và trọng lượng vừa phải tầm 5 – 10kg. Trái mít khi còn tươi có màu xanh và sẽ chuyển sang màu vàng khi chin. Gai của mít nghệ lớn và đều trái và không nhọn như các loại mít khác. Mít nghệ có nhiều múi, cơm dày khi chín có màu vàng hơi cam. Mít nghệ thường hay bị nhầm lẫn là giống lai của mít thái với mít ruột đỏ vì màu của chúng. Tuy nhiên mít nghệ mang hương vị hoàn toàn khác với vị ngọt thanh, giòn, thịt mịn. Hạt của mít nghệ nhỏ và khi luộc lên có mùi bùi, thơm.

Các món ăn chế biến từ mít

Món ăn làm từ mít

Các món ăn làm từ mít

  • Gỏi xơ mít: là món ăn chay được nhiều người ưa thích bởi xơ mít có độ giòn và kết hợp với các nguyên liệu như ớt chuông, rau răm, xoài, đậu hủ chiên giòn, nước mắm chay chua ngọt,…
  • Mít non kho chay là sự kết hợp giữ mít non có độ dai, hơi chát và nước dừa ngọt thanh khi kho cùng nước tương ngon tạo nên món ăn thanh đạm cho người ăn chay.
  • Gỏi mít tôm thịt: có thể sử dụng mít non hoặc xơ mít để trộn gỏi chua ngọt cùng với tôm thịt như các loại gỏi ngó sen tạo nên hương vị lạ nhưng rất được nhiều người yêu thích

Món tráng miệng từ mít

Tráng miệng với mít

  • Mít sấy giòn, mít sấy dẻo là những món ăn vặt không chỉ người Việt Nam và cả khách du lịch nước ngoài ưa chuộng. Nhờ độ ngọt kết hợp với độ giòn vừa phải giúp cho mít sấy trở thành thức quà không thể thiếu của những người du lịch đến việt nam.
  • Mít chiên giòn: giống như chuối chiên thì chúng ta cũng có món mít chiên giòn. Khi mít được chiên ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra lớp mật ngọt kết hợp với lớp bột áo mỏng tạo nên món ăn vừa bắt mắt vừa thơm ngon.

Chắc hẳn bài viết chi tiết trên của chúng tôi đã giúp bạn có thể hiểu rõ hơn về các loại mít được ngon nhất tại Việt Nam. Bạn chọn loại mít nào thì hãy chia sẻ với Vifarm nhé.


Tag:


08 77 99 00 55

Back to top